Độ đục của nước là một đặc tính vật lý của nước. Độ đục có thể do các chất lơ lửng chẳng hạn như bùn, đất sét, chất hữu cơ và vô cơ và các vi sinh vật gây ra. Trong nước mặt và nước ngầm luôn tồn tại độ đục nhưng ở các mức độ khác nhau, với nước mặt thường có độ đục cao, còn nước ngầm có độ đục thấp.

Độ đục của nước
Độ đục của nước

Độ đục của nước được gây ra từ các nguyên nhân khách quan như:

  • Đất, đá từ vùng núi cao đổ xuống đồng bằng (do hoạt động trồng trọt).
  • Ảnh hưởng của nước lũ, làm xáo động lớp đất, lôi cuốn, phân rã xác động, thực vật.
  • Chất thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp.
  • Sự phát triển của vi khuẩn và một số vi sinh vật  (tảo …)

Một số nguyên nhân chủ quan gây ra đục nước:

  • Các yếu tố hiện diện trong đường ống cấp nước như sắt và mangan.
  • Thiết kế, bố trí giếng khoan không hợp lý để cho nước mặt tràn vào giếng hay các vi khuẩn tồn tại khác.
  • Sự xáo trộn trầm tích trong nước cũng có thể là một nguyên nhân gây đục nước.

Kết luận: Việc kiểm tra độ đục trong nước là khá quan trọng, khi độ đục vượt quá mức cho phép sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi sử dụng nguồn nước. Nên có biện pháp đo độ đục của nước và xử lý kịp thời.

Lưu