Nguyên lý hoạt động của máy hiện sóng

Nguyên lý hoạt động của máy hiện sóng số
Nguyên lý hoạt động của máy hiện sóng số

Máy hiện sóng là một thiết bị đo lường, vẽ sơ đồ, đồ thị của sóng điện tử theo các trục thời gian cường độ và điện áp.

Máy hiện sóng vẫn là thiết bị song hành không thể thiếu của các chuyên gia công nghệ, các nhà sản xuất lắp đặt các thiết bị điện tử viễn thông, công nghệ thông tin hay các ngành công nghệ cao.

Chiếc máy hiện sóng là thiết bị vẽ biểu đồ chuyên nghiệp với những bộ chuyển đổi thích hợp, máy có thể kết hợp đo đạc cho chúng ta biểu đồ chính xác về các hiện tượng vật lí của cuộc sống âm thanh, áp lực, ánh sáng hay nhiệt độ. Kỹ sư chế tạo có thể dùng máy hiện sóng đo độ rung của động cơ qua âm thanh động cơ phát ra. Đó là những khả năng, những ứng dụng mà máy hiện sóng có thể hỗ trợ cho chúng ta.

Nguyên lí hoạt động của máy hiện sóng:

Máy hiện sóng có nhiều dòng máy khác nhau nhưng sử dụng chung một nguyên lý hoạt động. Mỗi máy có một đèn điện tử, bên trong được rút hết không khí. Chùm điện tử được phát ra từ cathode được làm nóng ở phía sau ống chân không được gia tốc và làm cho hội tụ bởi một hay nhiều anodes đập vào phía trước ống làm một điểm trên màn hình phủ photpho của ống phát sáng.

Chùm điện tử được bẻ cong, được làm lệch nhờ điện áp đặt vào các bản cực cố đình trong ống chân không. Các bản cực lái tia theo chiều ngang hay các bản cực X tạo ra chuyển động của chùm điện tử theo phương ngang .

Trên sơ đồ, chúng được liên kết với một khối hệ thống gọi là “chu kì cơ sơ”. Cái này tạo ra một sóng dạng răng cưa nhìn thấy được trên màn hình máy hiện sóng. Trong khi tăng pha của xung răng cưa, điểm sáng được điều khiển ở cùng tốc độ từ trái tới phải ra phía trước của màn hình trong suốt quá trình giảm pha, chùm điện tử quay lại nhanh chóng từ trái qua phải và điểm trên màn hình được để trắng để không hiển thị lên màn hình . Theo cách này , “chu kì cơ sơ “ tạo ra trục X của đồ thị tín hiệu trên màn hình của máy oscilloscope.

Độ dốc của sự sai pha thay đổi theo tần số của xung răng cưa và được điều chỉnh sử dụng núm điều khiển TIME/DIV để thay đổi thang đo của trục X.
Việc màn hình chia thành các ô vuông cho phép thang đo trục ngang có thể được biểu diễn theo giây, mili giây hay micro giây trên môt phép chia (đơn vị chia).

Tín hiệu được hiển thị được kết nối với đầu vào. Chuyển mach DC/AC thường được giữ ở vị trí DC để có sự kêt nối trực tiếp với bộ khuêch đại Y.

Ở vị trí AC chuyển mạch mở một tụ điện được đặt ỏ đường dẫn tín hiệu ngăn cản tín hiệu một chiều qua nó nhưng lại cho phép tín hiệu xoay chiều đi qua.

Bộ khuếch đại Y được nối vào các bản cực Y để mà tạo ra trục Y trên đồ thị của tín hiệu hiển thị trên màn hình của máy oscilloscope . Bộ khuyếch đại Y có thể được điều chỉnh thông qua núm điều chỉnh VOLTS/DIV để kết quả hiển thị hoặc quá bé hoặc quá lớn làm cho phù hợp với màn hình và có thể được nhìn thấy rõ ràng. Thang đo thường sử dụng là V/DIV hay là mV/DIV.

Mạch kích được sử dụng để làm trễ tín hiệu “chu kỳ cơ sở” để đồng bộ phần của tín hiệu ra hiển thị trên màn hình mỗi lần vết chuyển động qua. Hiệu ứng này cho ta hình ảnh ổn định trên màn hình làm cho nó dễ dàng được đo và giải thích tín hiệu.