Việc thường xuyên đo thông mạch cho thiết bị điện mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho người dùng. Và để thực hiện công việc này phải sử dụng đến thiết bị ampe kìm hoặc đồng hồ vạn năng. Trong bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách đo thông mạch bằng ampe kìm sao cho an toàn và có kết quả chính xác.
Đo thông mạch là gì?
Thông mạch chính là tính liên tục của dòng điện. Vậy nên khi đo thông mạch sẽ giúp bạn xác định được mạch mở hay đóng, dòng điện chạy có ổn định không?
Đo thông mạch thường được sử dụng trong kiểm tra công tắc, cầu chì, dây dẫn và nhiều loại linh kiện điện, điện tử khác. Chính sự không liên tục của dòng điện là nguyên nhân chính dẫn đến cháy nổ, hư hỏng thiết bị điện. Do đó, nhiệm vụ đo thông mạch là vô cùng cần thiết.
Những trường hợp cần ứng dụng cách đo thông mạch bằng ampe kìm
Việc đo thông mạch thường được sử dụng trong các trường hợp sau đây:
Kiểm tra dây dẫn có bị đứt ở giữa hay không
Một hiện tượng thường thấy ở các dây cáp sạc, dây nối hoặc dây tai nghe đó là đứt dây dẫn ở bên trong mặc dù bên ngoài trông rất bình thường. Chúng có thể bị đứt bên trong do chịu quá nhiều áp lực. Việc đo thông mạch sẽ giúp hỗ trợ kiểm tra nhanh dây dẫn có bị đứt bên trong hay không.
Xác minh mạch dẫn bằng cách đo thông mạch
Đo thông mạch giúp xác định vấn đề mạch dẫn của một hệ thống, nguồn điện, thiết bị… Từ đó, giúp kỹ thuật viên, thợ điện đánh giá và tìm ra các nguyên nhân.
Kiểm tra mối hàn bằng cách đo thông mạch bằng ampe kìm
Việc xác định xem mối hàn có tốt hay không, một số mối hàn trông bề ngoài có vẻ rất ổn tuy nhiên nó lại không bắt chì dẫn đến không dẫn điện. Đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc nhìn ra mối hàn nào tốt hoặc không. Lúc này tính năng kiểm tra thông mạch sẽ giúp ích cho người dùng rất nhiều trong trường hợp này.
Kiểm tra thiết bị điện
Kiểm tra các thiết bị điện như chuôi cắm, bóng đèn, dây tủ lạnh, dây cắm nước, cầu chì, thanh dẫn hay tiếp điểm… về tính thông mạch để biết được thiết bị có còn hoạt động tốt hay không. Từ đó đánh giá và đưa ra những kết luận sửa chữa phù hợp.
Dụng cụ nào dùng để đo thông mạch?
Hiện nay, có rất nhiều công cụ hỗ trợ cho việc đo tính liên tục của dòng điện như chức năng đo điện trở, đo thông mạch trên đồng hồ vạn năng, đồng hồ ampe. Đây là các dụng cụ đo điện hiện đại, cho khả năng đo nhanh và độ chính xác cao. Tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu cách đo thông mạch bằng ampe kìm như thế nào nhé!
Hướng dẫn chi tiết cách đo thông mạch bằng ampe kìm
Đa số các dòng ampe kìm có trên thị trường đều có sự cải tiến và tích hợp chức năng đo thông mạch. Việc của bạn là sở hữu một thiết bị chất lượng và tiến hành đo thông mạch với các thao tác sau:
Bước 1: Di chuyển ampe kìm về thang đo điện trở, được ký hiệu là Ω (Ohm). Sau đó, bạn nhấn Select để thấy được biểu tượng sóng âm thanh hiển thị ở màn hình góc bên trái.
Bước 2: Cắm que đo vào thiết bị đo: que đo màu đen cắm vào chân COM còn que đo màu đỏ cắm vào chân VΩ.
Bước 3: Kết nối đầu que đo màu đỏ với chân phích nguồn, đầu que đen với giắc cắm.
Quan sát hiện tượng xảy ra và đánh giá kết quả
Lúc này sẽ có hai trường hợp xảy ra:
– Nếu đồng hồ ampe phát ra tiếng bíp liên tục, hiển thị chỉ số mạch trên màn hình tức là dây còn tốt.
– Nếu ampe kìm đo thông mạch nhưng không có tiếng bíp, tức mạch không thông và bạn cần thay thế.
Những lưu ý khi thực hiện cách đo thông mạch bằng ampe kìm
Để đảm bảo an toàn cho quá trình đo thông mạch bằng ampe kìm, người dùng cần lưu ý các điểm sau:
– Trước khi tiến hành kiểm tra thông mạch, hãy rút hết phích cắm của thiết bị ra khỏi nguồn điện.
– Ngắt mạch trước khi đo, điều này giúp kiểm tra cho kết quả chính xác hơn. Đồng thời cần đảm bảo tụ điện trong mạnh được xả hết để tránh cháy nổ khi đo.
– Chức năng đo thông mạch trên ampe kìm luôn hoạt động ổn định. Để xác định, hãy di chuyển núm vặn về thang đo thông mạch, sau đó chập 2 đầu que đo với nhau. Nếu xuất thiết tiếng bíp có nghĩa là thiết bị hoạt động tốt.
– Khi kiểm tra 2 điểm trên mạch, giữa 2 điểm đó lại có tụ điện, sẽ có tiếng bíp ngắn xảy ra. Nguyên nhân là do điện áp mà máy đo điện cấp đã dùng để nạp cho tụ. Điều này không ảnh hưởng đến kết quả đo, mặc định là mạch được thông.
– Thông mạch là phép đo không định hướng, do vậy khi đảo chiều kết nối que đỏ và que đen vẫn cho kết quả giống nhau.
Giới thiệu ampe kìm đo thông mạch chính xác, nhanh chóng
Sau khi đã nắm được cách đo thông mạch bằng ampe kìm, bạn nên tìm hiểu và chọn lựa sản phẩm phù hợp với nhu cầu đo đạc của mình. Dưới đây là những mẫu ampe kìm có chức năng đo thông mạch tốt nhất hiện nay!
Ampe kìm đo thông mạch Hioki 3280-10F
Hioki 3280-10F là một trong những thiết bị đo lường nổi bật của thương hiệu Hioki. Thiết bị tích hợp vòng CT6280 cho nhiều phép đo khác nhau như dòng điện, điện áp…
Ngoài ra, Hioki 3280-10F còn hỗ trợ chức năng đo lường điện trở, kiểm tra thông mạch lên đến 420,0 Ω, đảm bảo độ chính xác ± 2,0% RDG. ± 4 dgt. Thiết bị cho khả năng làm việc bền bỉ, tính chính xác cao.
Giá tham khảo: 1.210.000 (đã bao gồm VAT).
Cách đo thông mạch bằng ampe kìm Kyoritsu 2055
Kyoritsu 2055 là sản phẩm thuộc phân khúc giá tầm trung đến từ thương hiệu nổi tiếng Kyoritsu của Nhật Bản. Thiết bị có thể thực hiện đầy đủ các chức năng cơ bản như đo dòng điện, đo điện áp, tần số, đặc biệt là đo thông mạch.
Thiết bị này có thiết kế hiện đại, độ bền bỉ cao cùng khả năng cách điện tốt đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Bên cạnh đó, sản phẩm còn đạt tiêu chuẩn an toàn quốc tế IEC 61010-1, IEC 61010-2-032, IEC 61326.
Giá tham khảo: 3.380.000 VNĐ.
Đo thông mạch chính xác với Hioki 3288-20
Ampe kìm Hioki 3288-20 là ampe kìm nổi bật thương hiệu Hioki được ứng dụng để đo dòng điện và điện áp AC/DC. Thiết bị có khả năng đo thông mạch với âm thanh cảnh báo khi ở ngưỡng < (50 Ω ±40 Ω).
Thêm vào đó, 3288-20 Hioki cũng cung cấp nhiều chức năng đi kèm khác như giữ giá trị đo, tự động tắt nguồn, tự động đưa giá trị đo 0…Với kích thước nhỏ gọn, thiết bị được đánh giá cao trong đo lường.
Giá tham khảo: 4.059.000 đồng (đã bao gồm VAT).
Cách đo thông mạch bằng ampe kìm Kyoritsu 2117R
Tiếp tục là thiết bị đo chuyên nghiệp đến từ thương hiệu Kyoritsu. Nhờ sử dụng công nghệ đo True RMS hiện đại cho kết quả đo chính xác nhất, model này đang được đông đảo người dùng quan tâm và sử dụng.
Ampe kìm Kyoritsu 2117R có khả năng đo lường đa dạng, thực hiện đo dòng điện xoay chiều AC lên đến 1000A, đo điện áp AC/DC tối đa 600V, đo điện trở dải đo rộng từ 600Ω đến 600kΩ. Ngoài ra, thiết bị này còn có thể đo thông mạch nhanh chóng, chính xác.
Giá tham khảo: 1.760.000 VNĐ.
Có thể nói, đo thông mạch điện là một công việc hết sức cần thiết, quan trọng dành cho những ai đang sử dụng thiết bị, dụng cụ điện. Và công việc này sẽ diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn với sự hỗ trợ của ampe kìm. Không quá khó để bạn tìm và sở hữu cho mình một đồng hồ ampe đo thông mạch chất lượng từ các hãng lớn. Ampe kìm Kyoritsu, Hioki, Fluke, Sanwa đều được cung cấp chính hãng tại thietbido.us.
Chúc bạn sẽ ứng dụng tốt cách đo thông mạch bằng ampe kìm với cách sản phẩm tại cửa hàng chúng tôi. Nếu cần tư vấn về thông tin dụng cụ đo điện, liên hệ ngay qua hotline để đội ngũ tư vấn viên hỗ trợ bạn tốt nhất nhé!