Trong lĩnh vực kiểm tra các thiết bị, phụ kiện ngành điện thì việc đo điện trở cách điện của dây dẫn là một thao tác khá quan trọng. Vậy tiêu chuẩn đo điện trở cách điện dây dẫn như thế nào? Điện trở cách điện dây dẫn bao nhiêu là đạt? Cách đo điện trở cách điện dây dẫn ra sao? Hãy cùng chúng tồi tìm hiểu về tiêu chuẩn và cách đo điện trở cách điện dây dẫn ngay nhé!
Tìm hiểu tiêu chuẩn đo điện trở cách điện của dây dẫn
Tiêu chuẩn này của các loại dây dẫn sẽ là không giống nhau. Bởi vì nó còn phụ thuộc vào kỹ thuật điện áp chịu đựng của thiết bị đang sử dụng.
Với các loại dây cáp điện có thông số từ 0,6 đến 1kV, điện áp thử được tính trước sẽ là 1.5kVDC. Vì vậy, trước khi chọn điện áp thử thì cần chọn thang điện áp phóng điện.
Để xác định tiêu chuẩn điện trở cách điện cho dây dẫn, người ta sử dụng 2 cấp cơ bản là cao áp và hạ áp. Cao áp được tính ở dải từ 1000 đến 5000V, hạ áp là 500V cho các thiết bị có điện áp thấp.
Ngoài ra, tiêu chuẩn đo điện trở cách điện dây dẫn còn được quy định theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5936:1995, TCVN 2103 – 1994, TCVN 6610-5 : 2007.
Bảng tiêu chuẩn đo điện trở cách điện của cáp (dây dẫn)
Chiều dày cách điện | Kích thước ngoài trung bình | Điện trở cách điện nhỏ nhất ở 70 °C | Điện trở ruột dẫn lớn nhất ở 20 °C | |
Giá trị quy định (mm) | Giới hạn dưới (mm) | Giới hạn trên (mm) | MΩ. km | Ω/km |
0,8 | 2,2 x 4,4 | 3,5 x 7,0 | 0,019 | 270 |
Khi kiểm tra thiết bị điện, nhiều người băn khoăn điện trở cách điện dây dẫn bao nhiêu là đạt? Việc cách điện của điện trở là vô cực. Điện trở cách điện bao nhiêu là đạt còn phụ thuộc vào mức chịu đựng của điện áp đang sử dụng là bao nhiêu.
Ví dụ: Động cơ của motor thường có thông số 690VAC thì khi đó điện trở cách điện của nó sẽ là 690*1.414 = 975.8 VDC. Khi đó bạn chỉ được chọn thang 1kVDC để kiểm tra điện trở cách điện.
Hướng dẫn cách đo điện trở cách điện của dây dẫn
Khi thực hiện việc đo điện trở cách điện của dây dẫn, người dùng cần chú ý hết sức cẩn thận là làm đúng quy trình để đảm bảo độ an toàn khi tiếp xúc với điện cũng như tính chính xác của phép đo. Hiện tại, có hai cách đo điện trở cách điện của dây dẫn đó là trực tiếp và gián tiếp.
1. Phương pháp đo trực tiếp – Tiêu chuẩn và cách đo điện trở cách điện dây dẫn
Thiết bị cần chuẩn bị là một chiếc đồng hồ đo điện trở cách điện để đo giữa vỏ máy và hai đầu dây. Với cách đo này thì bạn cũng áp dụng cho những nguồn điện áp ở trên các cực để đo từ 500V – 5000V tùy theo nhu cầu đo. Khi đó giá trị trên đồng hồ Megomet thường là trị số thực của điện trở cách điện.
Cách bước thực hiện đo điện trở cách điện của dây dẫn
Để đo điện trở cách điện cho dây, bạn thao tác theo các bước sau đây:
Bước 1: Đảm bảo an toàn khi đo – Tiêu chuẩn và cách đo điện trở cách điện dây dẫn
Đầu tiên, trước khi tiến hành đo thì bạn cần phải ngắt kết nối điện và mang đầy đủ đồ bảo hộ… để đảm bảo an toàn điện.
Bước 2: Kiểm tra các thiết bị cần đo
Kiểm tra số lượng các thiết bị cần đo và các lỗi hư hỏng (nếu có). Sau đó tiến hành kiểm tra các mức điện áp của thiết bị và lựa chọn ra mức điện áp phù hợp.
Bước 3: Chuẩn bị trước khi đo điện trở cách điện
Bạn cần xác định được vị trí kết nối giữa thiết bị cần đo và đồng hồ đo. Sau đó, gắn một đầu của đồng hồ đo với vỏ động cơ điện của dòng AC. Một đầu còn lại gắn với công tắc nguồn và tiến hành đo.
Bước 4: Ghi lại kết quả đo
Cuối cùng bạn kiểm tra đo đạc và ghi lại kết quả hiển thị phục vụ cho công tác sửa chữa, bảo trì.
2. Phương pháp đo gián tiếp – Tiêu chuẩn và cách đo điện trở cách điện dây dẫn
Để thực hiện cách đo điện trở cách điện dây dẫn gián tiếp, bạn cần đến các thiết bị kiểm tra điện như: ampe kìm, đồng hồ vạn năng. Đầu tiên, bạn cần tìm ra mức điện rò rì tại những thang đo điện áp tiêu chuẩn như: 500V, 2500V, 5000V. Thang đo này sẽ tùy thuộc vào mức điện áp của dây dẫn. Tiếp theo bạn tiến hành đo dòng rò.
Khi đã có kết quả đo dòng rò, bạn thực hiện tính điện trở cách điện theo công thức sau:
Rcđ = U đ / I rò
Trong đó:
– Rcđ là điện trở cách (MΩ)
– Uđ là điện áp một chiều được đặt vào cách điện (V)
– I rò: là dòng điện dò đo được (A).
Sau khi đã tính ra mức điện trở cách điện của dây dẫn, bạn hãy đối chiếu lại với Tiêu chuẩn TCVN về điện trở cách điện xem đúng với loại dây đang dùng hay không. Từ đó, bạn sẽ biết dây điện này có phù hợp với thiết bị hay không, có đạt tiêu chuẩn an toàn hay không.
Lưu ý khi thực hiện cách đo điện trở dây cách điện dây dẫn
Khi thực hiện phép đo điện trở cách điện cho dây dẫn, người dùng cần phải lưu ý một số điều sau đây:
Đặt tính an toàn lên hàng đầu – Tiêu chuẩn và cách đo điện trở cách điện dây dẫn
Trước khi tiến hành đo cần đảm bảo ngắt nguồn điện cấp cho thiết bị. Tốt nhất nên cách ly hoàn toàn các nguồn điện áp và vỏ máy với đất.
Sử dụng các thiết bị bảo hộ như: gang tay cách điện, giày ủng cách điện…
Vệ sinh và kiểm tra các bộ phận
Cần vệ sinh bề mặt bên ngoài của thiết bị đo và kiểm tra xem các nguồn và đầu nối vào dây đo của đồng hồ Megomet đã đúng chưa để giảm thiểu được sai số và đảm bảo sự chính xác của kết quả đo.
Nên chọn đồng hồ đo điện trở cách điện nào?
Sau khi nắm được thông tin về tiêu chuẩn và cách đo điện trở cách điện dây dẫn, bạn cần chọn được cho mình một chiếc đồng hồ Megomet để đảm bảo chất lượng công việc. Người dùng nên lựa chọn máy đo điện trở cách điện đến từ các thương hiệu uy tín như đồng hồ đo điện trở cách điện Kyoritsu, đồng hồ đo cách điện Hioki,…Với mẫu mã đa dạng, giá cả phù hợp với mọi nhu cầu của bạn khi mua thiết bị.
Một số sản phẩm có thể cân nhắc như: đồng hồ đo điện trở cách điện Kyoritsu 3005A, Kyoritsu 3007A, Kyoritsu 3165, Hioki IR4056-21 … Đây là những dòng máy đo điện trở chất lượng cao, thích hợp dùng để đo điện trở cách điện đường dây dẫn.
Bài viết đã giới thiệu đến bạn về tiêu chuẩn và cách đo điện trở cách điện dây dẫn. Nếu có nhu cầu tìm mua đồng hồ đo điện trở cách điện, vui lòng liên hệ qua hotline bên dưới để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất.